Được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ kích cá, chuyên chở hàng hóa, đánh bắt, du lịch,… thuyền nhựa composite đang ngày được nhiều cá nhân và doanh nghiệp chọn lựa làm phương tiện cũng như công cụ kinh doanh của mình Tuy nhiên, mua thuyền ở đâu để đảm bảo mức giá hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng lại là nối băn khoăn của rất nhiều khách hàng tại thủ đô. Bài viết dưới đây sẽ bật mí địa điểm mua thuyền composite Hà Nội không thể bỏ qua!
Bảng giá thuyền composite tại Hà Nội
Dưới đây là bảng báo giá thuyền composite tại Hà Nội, bạn hãy tham khảo nhé
Bảng giá thuyền composite tạo Hà Nội được cập nhật tháng 3/2025 | |
Sản phẩm | Giá thành |
Thuyền 3 x 1.1m | Khoảng 5.000.000đ |
Thuyền 4 x 1.1m | Khoảng 6.000.000đ |
Thuyền 4 x1.35m | Khoảng 9.000.000đ |
Thuyền 5.8 x 1.35m | Khoảng 12.000.000đ |
Thuyền 6 x 1.7m | Khoảng 20.000.000đ |
Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, bởi giá của thuyền composite sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm. Bạn nên liên hệ trực tiếp với Việt Phát Composite theo hotline 096.988.3186 để biết thêm chi tiết.
Việt Phát Composite cung cấp thuyền composite tại Hà Nội
Việt Phát Composite tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thuyền composite tại Hà Nội. Tại đây, mỗi sản phẩm đều được chế tác bởi đội ngũ thợ lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý vật liệu composite. Quá trình sản xuất được thực hiện tỉ mỉ, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến công đoạn hoàn thiện, đảm bảo thuyền có độ bền cao, khả năng chống thấm nước tối ưu và chịu lực tốt.
Không những thế Việt Phát Composite cung cấp dịch vụ thiết kế riêng, giúp khách hàng có thể tùy chỉnh kích thước, màu sắc, kiểu dáng theo mong muốn. Trước khi đi vào sản xuất, chúng tôi sẽ gửi mẫu thiết kế chi tiết để khách hàng duyệt và điều chỉnh nếu cần. Điều này đảm bảo sản phẩm khi bàn giao sẽ hoàn toàn đáp ứng được mong đợi về công năng, hiệu suất sử dụng và tính thẩm mỹ.
Chúng tôi đặt chất lượng lên hàng đầu, vì vậy, trước khi thuyền đến tay khách hàng, chúng tôi thực hiện quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Mỗi sản phẩm phải trải qua nhiều bước kiểm định như kiểm tra độ bền vật liệu, khả năng chịu lực, khả năng chống thấm nước bởi chính những nhân viên kỹ thuật lâu năm, đảm bảo không có bất kỳ lỗi kỹ thuật nào.
Không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, Việt Phát Composite còn mang đến dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm. Đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp khách hàng chọn lựa mẫu thuyền composite phù hợp với nhu cầu sử dụng, giải đáp thắc mắc về thông số kỹ thuật, chế độ bảo hành cũng như chính sách hậu mãi.

Thế nào là thuyền nhựa composite
Thuyền nhựa composite là loại thuyền được chế tạo từ vật liệu composite, một dạng vật liệu tổng hợp bao gồm nhựa cốt sợi thủy tinh (FRP – Fiber Reinforced Plastic). Nhờ sự kết hợp này, thuyền composite có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn vượt trội và trọng lượng nhẹ, giúp dễ dàng di chuyển trên mặt nước mà không ảnh hưởng đến hiệu suất.

Với độ bền vượt trội, chi phí bảo trì thấp và khả năng tùy chỉnh cao, thuyền nhựa composite ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như đánh bắt thủy hải sản, du lịch sông nước, câu cá giải trí và thể thao dưới nước.
Ngoài sản phẩm thuyền composite thì xuống nhựa cũng là một trong số những phương tiên di chuyển đường thủy được ưa chuộng nhất.
Các mẫu thuyền composite bạn không nên bỏ qua
- Thuyền ba lá composite: là phiên bản cải tiến từ thuyền ba lá truyền thống, được làm từ vật liệu composite thay vì gỗ. Với thiết kế thon dài, trọng lượng nhẹ và khả năng chịu lực tốt, loại thuyền này thích hợp cho những vùng sông nước hẹp.
- Thuyền cắt lái composite: có phần đuôi được thiết kế vát góc hơi cong, giúp cải thiện khả năng lái và tăng tốc độ di chuyển trên mặt nước. Đây là loại thuyền phù hợp cho ngư dân khai thác thủy sản hoặc những ai có nhu cầu di chuyển nhanh trên sông hồ. Nhờ vào vật liệu composite cao cấp, thuyền cắt lái có khả năng chống va đập và chịu được tác động của môi trường
- Thuyền composite gắn máy: Được thiết kế với đáy thuyền chắc chắn và kết cấu ổn định, loại thuyền này có thể lắp đặt động cơ để tăng hiệu suất di chuyển. Thuyền composite gắn máy thích hợp cho cả ngư dân chuyên nghiệp lẫn các khu du lịch sinh thái, giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động trên sông nước.
Quy trình đóng tàu composite tại Việt Phát như thế nào?
1. Chế tạo khuôn
- Bước 1: Từ một bản vẽ đường hình, bạn hãy thực hiện công đoạn phóng dạng như đối với việc đóng mới một chiếc tàu thông thường.
- Bước 2: Tiến hành chế tạo các khoảng sườn của thuyền. Ở các vị trí gấp khúc của sườn, bạn nên sử dụng mã gia cường như trong trường hợp tàu gỗ.
- Bước 3: Tiến hành cân chỉnh khung sườn bằng cách để các vị trí đường nước vạch trên thân sườn là hoàn toàn ở cùng độ cao các vị trí cắt dọc giữa. .
- Bước 4: Hãy dùng loại gỗ dày 10mm, bào láng một mặt ốp vào phía trong của khung sườn. Khi đó, mặt trong của khuôn sẽ có hình dạng giống hình dáng bên ngoài vỏ thuyền. Phủ lên trên bề mặt trong khuôn bằng formica sẽ làm cho việc tách khuôn dễ dàng hơn.

Bạn có thể quan tâm: Cách làm thuyền nhựa composite chuẩn nhất 2025
2. Phun Gelcoat
Sau khi bề mặt khuôn đã được chuẩn bị, bạn cần tiến hành phun lớp gelcoat nhờ súng phun gel. Lớp gelcoat là một lớp phủ bề mặt nhằm giúp cho vỏ thuyền có:
- Có độ bóng bề mặt cao, tăng tính thẩm mỹ
- Có tính cơ học cao
- Bền bỉ với môi trường nước biển mặn, chống được hiện tượng thủy phân
- Chịu được tia tử ngoại
Chiều dày của lớp gelcoat khoảng 1mm nên việc phun gel phải được thực hiện trong 2 lần, vừa làm cho lớp gelcoat không bị chảy do quá dày, vừa đảm bảo độ đồng đều của chiều dày.
Thời gian giữa 2 lần phun cần phải đủ cho lớp đầu tiên khô hoàn toàn. Sử dụng gelcoat trong quá trình trát lớp tương tự như khi bạn dùng nhựa Polyester, với tỷ lệ chất đông rắn khoảng từ 0,8 ÷ 1 % khi phun ở nhiệt độ bình thường.
3. Trát các lớp vỏ
Trát lớp CSM đầu tiên
Lớp sợi thủy tinh đầu tiên cần được trát ngay sau lớp gelcoat phải là lớp CSM. Trát lớp CSM đầu tiên được tiến hành sau khi lớp gelcoat trước đó đã đông cứng hoàn toàn. Thời gian từ khi kết thúc việc phun gelcoat cho đến khi bắt đầu trát khoảng 12 tiếng.
Trát thứ cấp
Các lớp GRP tiếp theo được trát theo phương thức trải CSM hoặc WR trước, sau đó bạn cần dùng rulô lăn nhựa đã trộn catalyst cho sợi thủy tinh được ngấm đều.
Các mối nối vải thủy tinh
Để đảm bảo thuyền có độ bền cao, khi thi công vỏ thuyền bạn cần phải chú ý đến nguyên tắc: Tất cả các loại sợi thủy tinh dạng Mat và WR cần được chế tạo và đóng gói dưới dạng cuộn có chiều rộng. Như vậy, để có thể phủ một diện tích có chiều rộng khá lớn, chúng ta nhất thiết phải nối nhiều lớp vải lại với nhau.

Thi công tại các khu vực có độ dày khác nhau
Vỏ thuyền composite Hà Nội thường có chiều dày khác nhau tùy theo từng khu vực nhằm đảm bảo độ bền đều. Mỗi khu vực trong thân thuyền đều đòi hỏi được gia công chính xác, phù hợp với các chức năng của nó. Khi trát lớp, bạn cần phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho mỗi chi tiết.
4. Chế tạo và gắn các chi tiết vào vỏ
Kết cấu khung sườn trong vỏ thuyền composite Hà Nội thường chỉ gồm: sườn ngang. Với loại cốt sợi được chọn là CSM 450, để đạt được chiều dày của sườn ngang là 4mm thì bạn cần sử dụng 4 lớp.
Quá trình trát lớp cho khung sườn cũng tương tự như cách trát vỏ thuyền, chỉ khác là do khoảng cách giữa hai khung sườn liên tiếp là 400mm. Để dễ thi công thì độ chênh lệch giữa các lớp cốt sợi thủy tinh rơi vào khoảng 200mm.
Thuyền composite có thiết kế đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả
5. Tách khuôn
Đây là quá trình tách vỏ thuyền composite ra khỏi khuôn gỗ. Công đoạn này được thực hiện sau quá trình trát vỏ thuyền. Sau khi vỏ thuyền đã được trát đảm bảo về độ dày, bóng bề mặt thì vỏ thuyền sẽ được để đông cứng hoàn toàn. Sau khi vỏ thuyền đã đông cứng hoàn toàn khuôn sẽ được tách bằng súng bắn hơi.
Bạn hãy dùng súng để bắn vào những lỗ nhỏ ở khuôn đẩy hơi vào giữa 2 lớp vỏ thuyền và khuôn. Chính hơi với áp lực cao là 2 nhân tố sẽ tách 2 lớp này ra.
>> Quy trình chế tạo thuyền composite tương tự cách làm composite, bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.
6. Mài nhẵn
Dùng máy mài và giấy nhám để thực hiện làm nhẵn các bề mặt và cạnh thuyền. Hãy mài sao cho bề mặt đảm bảo được độ bóng đồng đều.
7. Sơn vỏ
Sau khi hoàn thành quá trình mài nhẵn thì bạn nên tiến hành sơn vỏ thuyền. Mặt ngoài thuyền nên sơn màu xanh nước biển, mặt trong sơn màu vàng.
Trên đây là những thông tin về địa điểm mua thuyền composite Hà Nội uy tín nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm được cho mình hoặc doanh nghiệp một hệ thống thuyền nhựa composite tại thủ đô với mức giá và chất lượng tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ đến Việt Phát Composite để được tư vấn tỉ mỉ và tận tình nhất nhé!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH COMPOSITE VIỆT PHÁT
- Địa chỉ: Số 10 Ngõ 53/59/50 Ngọa Long, P. Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Xưởng sản xuất : Hải Bối – Đông Anh – Hà Nội
- ĐT: 0969 883 186
- Email: cuong.vietphat1@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/CompositeVietPhat
- Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCwxc2ob57xZRmbCnn40Li4g