Nguyên lý hoạt động của bể biogas composite
Bể biogas composite hoạt động dựa trên quá trình lên men yếm khí – một cơ chế sinh học trong đó vi sinh vật kỵ khí phân hủy chất thải hữu cơ (như phân gia súc, gia cầm, nước thải sinh hoạt…) để tạo ra khí sinh học metan (CH₄) cùng các khí khác như CO₂ và H₂S. Toàn bộ quy trình được diễn ra trong một môi trường kín khí, hoàn toàn không có sự tham gia của oxy.
Cụ thể khi chúng ta đưa vào bể phân tươi thông qua cửa nạp. Quá trình phân hủy sinh học sẽ được bắt đầu. Nhờ cấu tạo 3 ngăn thông minh – bao gồm ngăn chứa, ngăn phân hủy và ngăn điều áp, bể đảm bảo quá trình xử lý chất thải diễn ra hiệu quả và liên tục. Trong điều kiện yếm khí, các vi sinh vật phân giải hữu cơ bắt đầu hoạt động mạnh, chuyển hóa các hợp chất phức tạp thành khí metan – một loại nhiên liệu tái tạo có thể sử dụng để đun nấu, phát điện, hoặc sưởi ấm trong các trang trại.
Điểm nổi bật của bể biogas composite chất lượng cao chính là khả năng giữ nhiệt ổn định và chống rò rỉ khí, giúp tăng hiệu suất sinh khí lên đến 20–30% so với bể xây truyền thống. Ngoài ra, phần bể điều áp sẽ giúp kiểm soát lượng khí sinh ra, đồng thời tạo áp lực để đẩy bùn cặn phân hủy qua cửa thoát ra ngoài. Lượng bùn này hoàn toàn có thể tái sử dụng như phân bón hữu cơ trong nông nghiệp – một giải pháp kép vừa xử lý chất thải, vừa bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn lắp đặt bể biogas composite đúng kỹ thuật
Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt bể hợp lý
Trước tiên, hãy lựa chọn vị trí bằng phẳng, cao ráo, thuận tiện cho việc nạp chất thải và sử dụng khí gas. Thông thường, bể được đặt gần chuồng trại để giảm khoảng cách vận chuyển phân tươi – nguyên liệu chính cho quá trình phân hủy yếm khí. Tuy nhiên, cũng cần cách xa khu sinh hoạt tối thiểu 10 mét để đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Bước 2: Đào hố và xử lý nền móng
Kích thước hố đào sẽ phụ thuộc vào thể tích của bể. Với bể kích thước tiêu chuẩn khoảng 7m³, cần đào hố có độ sâu khoảng 2,5m, rộng 1,8m và dài 3,5m. Sau khi đào xong, tiến hành làm nền đáy bằng cách rải một lớp đá 4x6cm dày 15cm. Tiếp đến đổ lớp vữa bê tông dày 5cm. Lưu ý đây là bước quan trọng để đảm bảo độ ổn định và chống lún cho hệ thống hầm biogas.
Bước 3: Đặt bể vào hố và cố định đúng cách
Tiến hành đưa bể biogas composite xuống hố bằng dây treo hoặc cần cẩu nhỏ chú ý đặt bể sao cho cân bằng, đúng chiều hướng ống kỹ thuật đã thiết kế sẵn. Bể cần được cố định chắc chắn bằng cát sạch đổ quanh thành, vừa đảm bảo cố định, vừa giúp chống áp lực từ đất.
Bước 4: Lắp đặt hệ thống ống dẫn và thiết bị
- Ống nạp phân: Nên sử dụng ống nhựa PVC hoặc HDPE, đặt nghiêng 30° để hỗ trợ dòng chảy thuận lợi và ngăn mùi hiệu quả.
- Ống thoát cặn: Đặt cách đáy bể khoảng 40cm, nghiêng 45° để dẫn bùn ra ngoài, phục vụ làm phân bón hữu cơ.
- Ống dẫn khí: Nối từ bể điều áp đến khu vực sử dụng (bếp, máy phát), cần dùng ống có khả năng chịu áp lực khí metan cao.
- Van an toàn: Làm bằng chai nhựa 1,5l và ống dẫn khí đường kính nhỏ, có tác dụng cân bằng áp suất và xả khí dư khi cần thiết.
Bước 5: Nạp nước và kiểm tra độ kín khí
Sau khi hoàn thiện các kết nối kỹ thuật, đổ đầy nước vào bể để kiểm tra các điểm nối ống, van có bị rò rỉ khí không. Nếu phát hiện rò, cần xử lý bằng keo chống thấm chuyên dụng hoặc thay thế khớp nối. Bước này giúp bạn đánh giá khả năng giữ khí sinh học, đây là điều rất quan trọng trong việc vận hành bể biogas composite.
Bước 6: San lấp và hoàn thiện
Khi hệ thống đã đảm bảo kín khí, tiến hành san lấp đất quanh thành bể, lưu ý không nén quá mạnh để tránh gây áp lực gây nứt bể composite. Nên để hở phần cửa thăm kỹ thuật (khoảng 50x50cm) để tiện bảo trì và quan sát mực nước thủy tĩnh trong quá trình vận hành.
Hướng dẫn sử dụng hầm bể biogas composite
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết theo từng giai đoạn sử dụng, từ lần đầu nạp nguyên liệu cho đến quá trình vận hành thường xuyên
Hướng dẫn sử dụng lần đầu
Sau khi lắp đặt bể bể biogas composite, bạn cần phải tạo đủ lượng phân giống để quá trình lên men bắt đầu. Để làm được điều này, bạn cần nạp vào bể một lượng phân tươi thường từ 500 – 700kg hoặc hơn, có thể dùng phân lợn, phân bò,… Nhưng phân cần phải được xử lý trước bằng cách ủ trong vòng 5–7 ngày. Điều này cần thiết vì sẽ tạo ra vi sinh vật có lợi. Ngoài ra còn rút ngắn thời gian tạo khí từ 15 ngày xuống chỉ còn khoảng 2–3 ngày.
Khi nạp, hãy pha loãng phân theo tỷ lệ 1:5 rồi đổ vào bể. Chú ý không được bỏ rơm rạ, cỏ, chấu, xà phòng hay hóa chất tẩy rửa, vì những tạp chất này gây tắc nghẽn ống dẫn, giảm hiệu quả hoạt động của vi sinh vật methanogens – nhân tố chính sản sinh khí metan trong quá trình phân hủy kỵ khí.
Sau khi nạp xong, khóa chặt van tổng và tiến hành xả khí trong 3 ngày đầu tiên. Mỗi ngày xả 3–4 lần để loại bỏ khí CO₂, O₂, N₂ sinh ra trong quá trình yếm khí. Khi không còn tiếng xì khí và bếp bắt đầu cháy, bạn có thể chính thức đưa khí metan vào sử dụng phục vụ nấu nướng, đun nước hoặc thắp sáng.
Cách sử dụng bể biogas composite thường xuyên
Khi sử dụng bể biogas composite hằng ngày, điều quan trọng là phải duy trì nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, từ đó đảm bảo sản lượng khí sinh học luôn ở mức cao. Trung bình, mỗi ngày bạn nên nạp từ 5–10kg phân lợn hoặc hỗn hợp chất thải hữu cơ đã được pha loãng theo tỷ lệ 5:1 như trên.
Lưu ý: không nên nạp quá nhiều phân một lần vì sẽ làm rối loạn hệ vi sinh vật trong bể, gây hiện tượng sủi bọt bất thường, thậm chí giảm hẳn lượng khí CH₄ được tạo ra. Ngược lại, nạp quá ít nguyên liệu hoặc không đều đặn cũng sẽ khiến vi sinh vật sẽ không thể lên men.
Có một cách bạn có thể áp dụng đó là tận dụng nước rửa chuồng để hòa tan phân, sau đó đưa vào bể. Nếu có thể, hãy thiết kế thêm hệ thống tách nước thải riêng để giữ cho lượng nguyên liệu nạp vào luôn ở mức tối ưu.
Cách khắc phục khi bể biogas composite bị tắc
Trong quá trình vận hành bể biogas composite, tình trạng tắc nghẽn là một sự cố không hiếm gặp, đặc biệt ở những hộ gia đình hoặc trang trại chăn nuôi không thực hiện bảo trì định kỳ. Nguyên nhân phổ biến gây tắc nghẽn bể biogas có thể xuất phát từ việc nạp nguyên liệu sai cách, sử dụng nguyên liệu có nhiều tạp chất khó phân hủy,..
Để xử lý hiệu quả, trước hết người sử dụng cần xác định rõ nguyên nhân gây tắc và áp dụng các biện pháp phù hợp như sau:
- Dùng men tiêu hủy: Một trong những cách đơn giản và phổ biến hiện nay là sử dụng men vi sinh tiêu hủy chất thải hữu cơ chuyên dụng cho bể biogas. Men vi sinh là tập hợp các chủng vi khuẩn kỵ khí có khả năng phân giải nhanh phân tươi, chất hữu cơ và bùn bã đang bị ứ đọng trong bể, từ đó khôi phục lại quá trình sinh khí.
- Tiến thành thông, hút bể biogas: Trường hợp bể bị tắc nặng – chẳng hạn như đường ống ra vào bị nghẹt hoàn toàn hoặc phân bã ứ đọng nhiều năm không phân hủy – thì biện pháp tối ưu là thuê đơn vị chuyên nghiệp để tiến hành hút và thông bể biogas. Quy trình này thường bao gồm: hút sạch chất thải ứ đọng trong bể, sử dụng vòi cao áp hoặc thiết bị chuyên dụng để đẩy thông đường ống bị tắc.
Trên đây là quy trình lắp đặt và cách sử dụng bể bioags composite hiệu quả mà Việt Phát Composite muốn gửi đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0969 883 186để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.