Tìm hiểu quy trình lắp đặt bồn composite xử lý nước thải

5/5 - (1 - Đánh giá)

Bồn composite xử lý nước thải được sử dụng khá rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ, việc lắp đặt đúng kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Việt Phát Composite sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về quy trình lắp đặt bồn composite xử lý nước thải theo tiêu chuẩn kỹ thuật, từ việc lựa chọn vị trí, đào hố móng, cố định bồn cho đến kết nối hệ thống ống dẫn.

Tổng quan về bồn composite xử lý nước thải

Bồn composite xử lý nước thải

Nếu như trước đây các sản phẩm bồn chứa được xây từ gạch, bê tông hoặc làm từ inox thường gặp vấn đề về độ bền và khả năng chống ăn mòn. Thì giờ đây chúng ta có bồn composite xử lý nước thải, đây là một loại bồn chứa được chế tạo từ nhựa composite mang khả năng chống ăn mòn và tuổi thọ sử dụng cao. Bể chuyên được dùng để xử lý nước thải ngoài ra còn được dùng để chứa hóa chất,… Nhìn chúng bồn được ứng dụng rộng rãi trong các khu dân cư, nhà máy sản xuất, bệnh viện, khách sạn và nhiều công trình khác.

bon composite xu ly nuoc thai 1

Cấu tạo

Ngoài những phụ kiện đi kèm như ống dẫn, bộ phận kết nối,.. Thì bể composite xử lý nước thải có những thành phần chính sau:

  • Bể lắng cặn: Là ngăn chứa lớn nhất của bể, chúng có nhiệm vụ lọc và tách chất rắn ra khỏi nước. Mục đích là chuyển những chất rắn này sang khâu xử lý tiếp theo.
  • Bể lọc khô: Được trang bị công nghệ xử lý hiện đại có nhiều chức năng khác nhau, có thể xử lý các chất hữu cơ, kim loại nặng, không những vậy chúng có thể tiêu diệt các vi sinh vật có hại.

Hậu quả khi lắp đặt bồn composite sai kỹ thuật

Việc lắp đặt bồn composite không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành hệ thống và gây tổn hại đến môi trường. Những sai sót trong quá trình lắp đặt không chỉ làm giảm hiệu suất xử lý nước thải mà còn có thể dẫn đến rò rỉ chất thải, hư hỏng cấu trúc bồn và phát sinh chi phí sửa chữa lớn.

Nguy cơ rò rỉ ra môi trường

Hậu quả nghiêm trọng nhất khi lắp đặt bồn composite sai kỹ thuật là nguy cơ rò rỉ nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Khi các mối nối không được cố định chắc chắn, hoặc vật liệu composite bị tác động bởi điều kiện ngoại lực không phù hợp, bồn có thể bị nứt, rạn hoặc rò rỉ theo thời gian. Điều này làm cho nước thải không đạt tiêu chuẩn xâm nhập vào nguồn nước ngầm, đất và hệ sinh thái xung quanh, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý nước thải

Lắp đặt không đúng kỹ thuật không chỉ gây rò rỉ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và hiệu suất xử lý nước thải của bồn composite. Khi vị trí đặt bồn không đảm bảo độ cân bằng, các đường ống kết nối sai lệch hoặc hệ thống thông khí bị cản trở, quá trình xử lý nước thải sẽ không đạt hiệu quả tối ưu.

Hậu quả khi lắp đặt bồn composite sai kỹ thuật

Hư hỏng cấu trúc bể, mất chi phí sửa chữa

Một bồn composite xử lý nước thải được lắp đặt sai kỹ thuật có nguy cơ bị hư hỏng nhanh chóng, làm tăng đáng kể chi phí bảo trì và sửa chữa. Nếu nền móng không được chuẩn bị kỹ lưỡng hoặc bồn không được cố định chắc chắn, sự lún nứt và áp lực từ bên ngoài có thể làm bể bị biến dạng, dẫn đến nứt vỡ hoặc sụp đổ một phần cấu trúc.

Hơn nữa, nếu các vật liệu composite không được chọn lọc phù hợp với đặc tính của nguồn nước thải, bồn có thể bị ăn mòn hóa học, khiến tuổi thọ giảm sút đáng kể. Điều này không chỉ gây gián đoạn vận hành mà còn buộc doanh nghiệp phải chi trả các khoản chi phí lớn để thay thế hoặc sửa chữa hệ thống.

Những sai lầm khi lắp đặt bồn composite

Dưới đây là những sai lầm nghiêm trọng thường gặp khi lắp đặt bồn composite và cách phòng tránh.

Không gia cố nền đất

Bồn composite có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các loại bồn làm từ vật liệu khác như bê tông hay thép. Tuy nhiên, nếu bể có chứa nước thải thì trọng lượng sẽ lớn hơn rất nhiều. Do đó nếu nền đất không được nén chặt hoặc gia cố hợp lý, bồn có thể bị lún, nghiêng hoặc nứt vỡ theo thời gian.

Lựa chọn vị trí lắp đặt không phù hợp

Vị trí đặt bồn composite có vai trò quyết định đến tuổi thọ và hiệu quả vận hành của hệ thống xử lý nước thải. Nếu đặt bồn ở những khu vực có nền đất yếu, gần nguồn nước sinh hoạt hoặc nơi có nhiều phương tiện qua lại, nguy cơ hư hỏng và rò rỉ nước thải là rất cao.

Bồn composite (FRP) chứa hoá chất 10

Kết nối ống dẫn không chính xác

Một lỗi kỹ thuật nghiêm trọng khi lắp đặt bồn composite là thực hiện kết nối đường ống không đúng tiêu chuẩn. Nếu các mối nối không được siết chặt, sử dụng vật liệu không phù hợp hoặc lắp đặt sai hướng, hệ thống có thể bị rò rỉ, giảm lưu lượng dòng chảy hoặc gây tắc nghẽn.

Không kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ sau lắp đặt

Nhiều người thường bỏ qua bước kiểm tra trước khi sử dụng. Điều này có thể dẫn đến việc bồn composite xử lý nước thải không hoạt động đúng yêu cầu. Hơn nữa nếu sử dụng quá lâu bể sẽ xuất hiện các cặn bã, chúng có thể tích tụ trong bồn, làm giảm hiệu suất xử lý nước thải. Để tránh điều này việc bảo dưỡng định kỳ bể xử lý nước thải composite là giải pháp hữu hiệu nhất. 

Quy trình lắp đặt bồn composite xử lý nước thải đúng chuẩn

Dưới đây là quy trình lắp đặt bồn composite đúng chuẩn theo từng bước chi tiết.

Quy trình lắp đặt bồn composite xử lý nước thải đúng chuẩn

  • Bước 1: Lựa chọn vị trí đặt bể phù hợp: Trước tiên cần ưu tiên chọn vị trí đặt bồn composite. Bồn cần được đặt ở vị trí có nền đất ổn định, không bị sụt lún và đảm bảo khoảng cách thích hợp với các công trình lân cận. Ngoài ra, cần tính toán hướng dòng chảy và mức nước ngầm để tránh tình trạng bể bị nổi hoặc bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường xung quanh.
  • Bước 2: Đào hố: Sau khi xác định được vị trí đặt bể, tiến hành đào hố với kích thước phù hợp với dung tích bồn composite. Độ sâu hố đào cần lớn hơn chiều cao bồn để có không gian lót vật liệu nền. Đáy hố phải được làm phẳng và gia cố bằng lớp cát hoặc bê tông để tránh hiện tượng sụt lún sau khi lắp đặt. Việc đào hố đúng kỹ thuật giúp đảm bảo sự ổn định của bồn composite trong suốt quá trình vận hành.
  • Bước 3: Đưa bể vào hố và neo cố định: Sau khi chuẩn bị hố, bồn composite sẽ được đưa vào vị trí bằng cẩu hoặc các thiết bị nâng hạ phù hợp. Khi đặt bể xuống hố, cần đảm bảo bể nằm đúng vị trí, không bị nghiêng hoặc đặt lệch. Sau đó, sử dụng dây neo hoặc thanh cố định để giữ bể chắc chắn, tránh bị di chuyển do áp lực nước ngầm hoặc đất nền xung quanh.
  • Bước 4: Nối ống dẫn: Tiếp đến cần kết nối hệ thống đường ống. Các mối nối phải được thực hiện đúng kỹ thuật, sử dụng vật liệu bền bỉ để đảm bảo độ kín khít. Sau khi nối ống, cần kiểm tra áp suất và khả năng lưu thông của nước thải trước khi lấp đất hoàn thiện bồn.
  • Bước 5: Kiểm tra tình trạng hoạt động và lấp hố: Cuối cùng cần kiểm tra lại tình trạng của bể xem bể có gặp vấn đề gì không. Nếu bể hoạt động ổn định bạn có thể đổ đất để lấp bể. Lưu ý cần kiểm tra trước khi sử dụng, nếu đã lấp hố thì việc khắc phục hãy sửa chữa rất khó khăn.

Trên đây là bài viết chi tiết về quy trình lắp đặt bồn composite xử lý nước thải mà Việt Phát Composite muốn gửi đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0969 883 186 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *