Nhựa composite ngày càng khẳng định vai trò quan trọng nhờ vào độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và dễ dàng tạo hình theo yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng sản phẩm tối ưu, việc pha trộn nhựa composite lỏng đúng kỹ thuật là bước không thể xem nhẹ. Trong bài viết này, Việt Phát Composite sẽ hướng dẫn chi tiết cách pha nhựa composite lỏng đúng quy trình kỹ thuật, giúp bạn ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.
Thành chính của nhựa composite gồm
Để tạo ra vật liệu nhựa composite như nhiều người đã biết, cấu trúc chính của nó luôn bao gồm vật liệu gia cường và vật liệu nền. Vật liệu gia cường thường là các loại sợi như sợi thủy tinh, sợi carbon. Tuy nhiên, để liên kết các sợi gia cường này lại thành một thể thống nhất và định hình khối vật liệu, vật liệu nền.
Vật liệu nền không đơn thuần là một loại nhựa đơn lẻ, mà là một hỗn hợp được pha chế tinh vi gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần đảm nhiệm một chức năng riêng biệt để đảm bảo tính chất cho sản phẩm.
- Nhựa nền: là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn bộ kết cấu. rong các ứng dụng phổ biến hiện nay, nhựa nền thường là nhựa polyester không no, nhựa epoxy, hoặc nhựa vinyl ester. Những loại nhựa này có đặc điểm chung là dễ thi công, khả năng bám dính tốt với các loại sợi gia cường và có độ bền hóa học cao.
- Phụ gia gelcoat: một loại phụ gia dạng nhựa đặc biệt, thường được phủ lên bề mặt khuôn trước khi thi công nhựa nền. Gelcoat không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao với bề mặt bóng đẹp, mịn màng mà còn có tác dụng chống tia UV, chống ăn mòn hóa học và chịu nước tốt.
- Chất xúc tác: Là thành phần bắt buộc trong quá trình pha chế nhựa nền. Khi trộn chất xúc tác vào nhựa nền, nó sẽ kích hoạt phản ứng polymer hóa, giúp hỗn hợp chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn trong một thời gian nhất định.
Hướng dẫn pha nhựa composite đúng kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cần thiết
Trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thành phần cơ bản của nhựa composite bao gồm: nhựa nền polyester không no (hoặc vinyl ester tùy mục đích sử dụng), chất gia cố như sợi thủy tinh dạng roving, vải sợi thủy tinh hoặc lưới composite. Ngoài ra, cần có chất xúc tác (thường là Methyl Ethyl Ketone Peroxide – MEKP), chất đóng rắn, bột màu hoặc gelcoat tạo màu, cùng các chất phụ trợ như chống tia UV, tăng độ bám dính.
Về dụng cụ, hãy chuẩn bị: cốc chia thể tích, xô hoặc thùng trộn, que khuấy nhựa (loại không phản ứng với hóa chất), thiết bị bảo hộ như găng tay nitrile, kính bảo hộ và khẩu trang lọc hơi hữu cơ để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thao tác.
Bước 2: Đo lượng chất cần dùng
Tiếp đến cần đo chính xác lượng chất cần dùng, điều này nhằm đảm bảo hỗn hợp composite phản ứng ổn định và đạt được các tính chất cơ lý mong muốn. Như đã đề cập ở trên, để có thể pha thành công nhựa composite bạn sẽ cần đến chất đóng rắn. Lượng chất đóng rắn cần dùng phải trong khoảng 10% lượng nhựa nền. Cần lưu ý rằng nếu sử dụng ít hơn 1%, phản ứng đóng rắn có thể không xảy ra, còn nếu vượt quá 2%, hỗn hợp có thể sinh nhiệt mạnh, gây đông rắn quá nhanh.
Lượng nhựa polyester được đong trước, sau đó thêm chất xúc tác MEKP theo tỉ lệ từ 1% đến 2% khối lượng nhựa tùy điều kiện nhiệt độ môi trường và thời gian thao tác mong muốn.
Khuyến cáo nên sử dụng cốc chia mililit chuyên dụng hoặc cân điện tử để định lượng chất xúc tác một cách chuẩn xác, tránh pha sai dẫn đến thất bại trong quá trình tạo khuôn hoặc đổ nhựa.
Bước 3: Trộn theo tỉ lệ
Sau khi đã định lượng đủ các thành phần, bước tiếp theo là trộn đều hỗn hợp trong xô hoặc thùng sạch. Dùng que khuấy đảo đều từ 2 – 3 phút, đồng thời quét sát thành và đáy dụng cụ để đảm bảo không có phần nào bị lắng hoặc chưa trộn đều. Với khối lượng lớn, thời gian trộn có thể tăng lên 4 – 5 phút, hoặc sử dụng máy khuấy tốc độ chậm để tăng hiệu suất mà không làm tạo bọt khí trong hỗn hợp.
Lưu ý, trong một số trường hợp bổ sung thêm chất độn bạn cần khuấy kỹ để phân tán đều các thành phần, đồng thời theo dõi nhiệt độ hỗn hợp vì các vật liệu này có thể gây tăng sinh nhiệt, dẫn đến hiện tượng đóng rắn nhanh.
Lưu ý khi pha chế nhựa composite bạn cần biết
Việt Phát Composite gửi đến bạn một số lưu ý cần biết khi khi pha nhựa composite lỏng.
- Cần trộn hỗn hợp đều tay và chậm: Tại sao phải trộn đều và chậm, vì việc trộn nhựa composite với tốc độ vừa phải giúp đảm bảo các thành phần trong nhựa polyester, chất xúc tác Methyl Ethyl Ketone Peroxide (MEKP) hòa quyện đồng nhất, đồng thời tránh hiện tượng lọt không khí vào trong hỗn hợp. Nếu không khí lọt vào sẽ tạo bọt khí, làm giảm tính kết dính và độ bền của vật liệu composite.
- Chỉ nên trộn hỗn hợp composite với lượng vừa đủ: Bạn cần biết nhựa composite khi chọn với chất đóng rắn thì có thời gian khô rất nhanh chỉ khoảng 30 phút. Việc pha quá nhiều và không sử dụng hết trong thời gian này sẽ khiến nhựa đông cứng, không còn khả năng thi công và gây lãng phí nguyên liệu.
- Cần kiểm tra chất lượng hỗn hợp: Trước khi tiến hành thi công, bạn cần kiểm tra kỹ chất lượng hỗn hợp nhựa composite vừa pha. Hỗn hợp phải đồng nhất, không có vón cục hay bọt khí, đảm bảo màu sắc và độ nhớt phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Trang bị đồ bảo hộ là việc không được quên: Khi thực hiện pha nhựa composite buộc phải sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang chuyên dụng, găng tay chịu hóa chất và kính bảo hộ để tránh các tác nhân gây kích ứng da, hô hấp hay mắt do hóa chất trong nhựa.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách pha nhựa composite mà Việt Phát Composite muốn gửi đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.
Việt Phát Composite là đơn vị chuyên cung cấp:
- Bể composite nuôi cá
- Bể biogas composte
- Bể tách mớ composite
- Bể tự hoại composite
- Bồn composite
- Bể composite
- Bồn composite chứa hóa chất
- Bồn composite xử lý nước thải
- Bồn composite chứa nước
- Thi công bọc phủ composite
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng và tìm mua các sản phẩm trên hãy liên hệ với Việt Phát Composite qua hotline: 0969 883 186 ngay nhé.