Hướng dẫn cách lắp đặt bể tách mỡ đúng kỹ thuật

5/5 - (1 - Đánh giá)

Bể tách mỡ không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến thực phẩm, nhà hàng, hay khách sạn mà còn là giải pháp hiệu quả trong việc đảm bảo chất lượng nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách lắp đặt bể tách mỡ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả xử lý nước thải, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian bảo trì.

Đôi nét về bể tách mỡ

Thế nào là bể tách mỡ

Bể tách mỡ là thiết bị có chức năng lọc và tách dầu mỡ ra khỏi dòng nước thải trước khi nước được đưa vào hệ thống thoát chung. Việc sử dụng bể tách mỡ giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn đường ống, bảo vệ hệ thống xử lý nước thải cũng như góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống. Bể tách mỡ hoạt động theo nguyên lý phân tầng: nước thải chứa dầu mỡ khi chảy qua các ngăn trong bể sẽ bị chậm lại, dầu mỡ nhẹ hơn nước nên nổi lên trên, từ đó dễ dàng được thu gom và loại bỏ.

Bể tách mỡ composite 13

Cấu tạo của bể tách mỡ

Bể tách mỡ thường được cấu tạo từ những bộ phận chính sau:

  • Ngăn lắng cặn: Phần này có nhiệm vụ giữ lại các chất thải rắn như thức ăn thừa, bùn cát hoặc các mảnh vụn nhỏ. Khi nước thải từ chậu rửa chảy vào, dòng chảy sẽ chậm lại nhờ không gian chứa rộng rãi, giúp các hạt rắn nặng hơn nước lắng xuống đáy.
  • Ngăn lọc dầu mỡ: Tiếp theo là ngăn lọc dầu mỡ, có nhiệm vụ tách lớp dầu mỡ nổi lên bề mặt. Khi dầu sẽ nổi lên trên phần nước sạch hơn sẽ tiếp tục chảy xuống dưới.
  • Ngăn thoát nước: Ngăn cuối cùng là ngăn thoát nước, đóng vai trò chứa nước đã được tách mỡ và chất rắn tương đối sạch. Từ đây, nước sẽ thoát ra ngoài thông qua ống xả nối với hệ thống thoát chung. 

Cấu tạo của bể tách mỡ

Hướng dẫn lắp đặt bể tách mỡ composite nổi

Việc lắp đặt bể tách mỡ theo phương pháp nổi giúp việc thi công, bảo trì và vệ sinh trở nên cực kỳ đơn giản, không cần đục nền hay thay đổi kết cấu sẵn có của khu vực bếp. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các căn bếp gia đình hoặc những nhà hàng nhỏ. Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp và thời gian lắp đặt nhanh chóng là điểm cộng lớn cho mô hình này.

Tuy nhiên, phương pháp lắp đặt nổi cũng có một vài hạn chế cần lưu ý. Do đặt trực tiếp dưới chậu rửa hoặc trong hộc tủ bếp, bể có thể chiếm diện tích và ảnh hưởng đến không gian thao tác nếu không tính toán kỹ.

Các bước lắp đặt bể tách mỡ theo phương pháp lắp nổi:

Bước 1: Lựa chọn vị trí lắp đặt

Bạn cần xác định vị trí đặt bể tách mỡ nổi sao cho thuận tiện nhất. Vị trí lắp đặt phù hợp là ngay bên dưới chậu rửa bát. Bể cần được đặt trên mặt phẳng vững chắc, tránh các khu vực có nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt như bếp gas. Đồng thời, nên đảm bảo có khoảng trống đủ rộng để thuận tiện cho việc mở nắp, kiểm tra và vệ sinh định kỳ.

Hướng dẫn lắp đặt bể tách mỡ composite nổi

Bước 2: Kết nối ống đầu vào từ chậu rửa

Sau khi đã chọn được vị trí đặt bể, tiến hành kết nối ống đầu vào từ chậu rửa xuống bể tách mỡ. Đây là đường ống dẫn nước thải chứa dầu mỡ từ bồn rửa xuống thiết bị xử lý. Đầu nối nên được dùng các khớp nối mềm hoặc ống PVC chuyên dụng để đảm bảo kín nước, tránh rò rỉ trong quá trình sử dụng.

Bước 3: Kết nối ống xả ra hệ thống thoát nước

Sau khi đã đấu nối đầu vào thành công, bước tiếp theo là kết nối ống xả của bể tách mỡ với hệ thống thoát nước chính. Ống xả nên được bố trí theo nguyên lý tự chảy, đảm bảo độ dốc đủ lớn để nước sau xử lý thoát ra ngoài thuận lợi mà không bị ứ đọng trong bể. Nên kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi hoàn tất lắp đặt bằng cách xả thử nước từ chậu rửa.

Quy trình lắp đặt bể tách mỡ âm

So với phương pháp lắp đặt bể tách mỡ nổi, lắp đặt bể tách mỡ âm mang lại nhiều lợi ích. Bể tách mỡ âm giúp tiết kiệm không gian, đặc biệt là đối với các khu vực có diện tích hạn chế. Ngoài ra, bể tách mỡ âm có tính thẩm mỹ cao hơn, vì không chiếm dụng diện tích trên mặt đất và giúp không gian bếp, khu vực xử lý nước thải trở nên gọn gàng hơn. 

Bước 1: Đào hố lắp bể tách mỡ âm

Trước khi tiến hành lắp đặt bể tách mỡ âm phải đào hố để đặt bể vào. Việc đào hố này cần được tính toán kỹ lưỡng về kích thước và độ sâu sao cho phù hợp với loại bể tách mỡ âm mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn đã có một khu vực sẵn sàng để lắp đặt, việc đào hố có thể không cần thiết. Kích thước của hố sẽ phụ thuộc vào kích thước bể tách mỡ và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thoát nước.

Bước 2: Lắp đặt bể tách mỡ vào hố

Khi hố đã được chuẩn bị xong, bước tiếp theo là đặt bể tách mỡ vào đúng vị trí. Kích thước hố được tính toán từ trước, nên việc lắp đặt bể vào trong hố sẽ diễn ra khá dễ dàng. Cần lưu ý đảm bảo bể được đặt thẳng và chắc chắn, không bị nghiêng hay lệch trong quá trình lắp đặt.

Quy trình lắp đặt bể tách mỡ âm

Bước 3: Kết nối các đường ống dẫn vào và ra bể

Sau khi bể được đặt vào vị trí, việc kết nối các đường ống dẫn vào và ra bể là bước không thể thiếu. Đường ống vào phải được kết nối với hệ thống thoát nước của bếp, nhà hàng hoặc công trình xử lý nước thải. Đường ống ra sẽ dẫn nước thải đã được xử lý vào hệ thống thoát nước chung. Cần kiểm tra kỹ các mối nối để đảm bảo chúng được kín khít, không có rò rỉ, giúp bể tách mỡ hoạt động hiệu quả.

Bước 4: Vận hành thử và kiểm tra hiệu quả

Sau khi hoàn tất việc lắp đặt và kết nối các đường ống, bước cuối cùng là vận hành thử hệ thống. Điều này sẽ giúp kiểm tra xem bể tách mỡ có hoạt động đúng cách hay không, và hệ thống có đang hoạt động ổn định, không có sự cố rò rỉ hay tắc nghẽn không. Cần kiểm tra mức độ hiệu quả trong việc tách mỡ từ nước thải, đảm bảo bể hoạt động đúng với công suất thiết kế.

Cách vệ sinh bể tách mỡ composite hiệu quả

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ của bể tách mỡ, việc vệ sinh định kỳ là điều cần thiết. Để Việt Phát Composite chia sẻ cho bạn các bước vệ sinh bể tách mỡ hiệu quả nhé:

Cách vệ sinh bể tách mỡ composite hiệu quả

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Trước khi bắt đầu vệ sinh bể tách mỡ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Các dụng cụ cơ bản bao gồm: ăng tay bảo vệ, Chổi vệ sinh hoặc cây cọ, Hóa chất tẩy rửa, Thùng chứa dầu mỡ thừa.
  • Bước 2: Tháo phần lọc dầu mỡ: Bể tách mỡ thường có các giỏ lọc hay ngăn lọc dầu mỡ ở bên trong. Để vệ sinh bể tách mỡ, bạn cần nhẹ nhàng nhấc giỏ lọc hoặc ngăn lọc này ra ngoài.
  • Bước 3: Vệ sinh và làm sạch: Sau khi nhấc giỏ lọc ra ngoài, bước tiếp theo là vét phần dầu mỡ thừa còn lại trong bể. Dùng một dụng cụ như xẻng hoặc cọ để vét hết lớp dầu mỡ, bẩn bám ở đáy bể. Sau đó, sử dụng các hóa chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho bể tách mỡ để làm sạch phần chứa dầu mỡ.
  • Bước 4: Lắp đặt và kiểm tra lại: Tiếp đó bạn cần lắp lại giỏ lọc hoặc ngăn lọc dầu mỡ vào đúng vị trí. Sau khi lắp đặt lại các bộ phận, bạn có thể vận hành thử bể tách mỡ một lần nữa để đảm bảo mọi thứ hoạt động.

Việt Phát Composite – Địa chỉ cung cấp và lắp đặt bể tách mỡ composite

Việt Phát Composite là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong việc cung cấp và lắp đặt bể tách mỡ composite. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp tối ưu, giúp các nhà hàng, khách sạn, và bếp công nghiệp giải quyết hiệu quả vấn đề xử lý mỡ thừa.

Bể tách mỡ composite của Việt Phát không chỉ có độ bền cao mà còn vượt trội về khả năng chống ăn mòn và sự linh hoạt trong quá trình lắp đặt. Các sản phẩm của chúng tôi được thiết kế chuyên biệt, phù hợp với nhu cầu xử lý mỡ thừa từ các hệ thống bếp công nghiệp, giúp duy trì môi trường sạch sẽ và bảo vệ hệ thống xử lý nước thải hiệu quả.

Việt Phát Composite là đơn vị chuyên cung cấp:

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng và tìm mua các sản phẩm trên hãy liên hệ với Việt Phát Composite qua hotline: 0969 883 186 ngay nhé.

5/5 (1 Review)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *