Trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện đại, có rất nhiều loại bồn bể khác nhau được sử dụng để nuôi tôm. Nổi bật trong số đó, bể composite, chúng đang trở thành giải pháp được nhiều hộ nuôi và trang trại lớn lựa chọn nhờ vào độ bền vượt trội, khả năng chống ăn mòn hóa chất và tiết kiệm chi phí bảo trì. Việt Phát Composite tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các dòng bể composite nuôi tôm chất lượng cao, thiết kế linh hoạt, đáp ứng tối ưu nhu cầu nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, ưu điểm cũng như lý do vì sao bể composite của Việt Phát đang được ưa chuộng trong ngành nuôi tôm hiện nay.
Tổng quan về bể composite nuôi tôm
Trong những năm gần đây, bể composite nuôi tôm đang trở thành lựa chọn hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là với các mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Với vật liệu chính là nhựa composite – một loại vật liệu tổng hợp có độ bền vượt trội và khả năng chống ăn mòn cực kỳ hiệu quả – bể composite đã và đang dần thay thế cho các loại bể truyền thống như xi măng hoặc lót bạt HDPE.
Bể composite nuôi tôm được thiết kế đa dạng với nhiều hình dạng như bể tròn composite, bể chữ nhật, phù hợp với nhiều quy mô và mô hình nuôi khác nhau, từ hộ gia đình cho đến trang trại quy mô lớn. Nhờ đặc tính nhẹ, dễ thi công và bảo trì, các bể này không chỉ tiết kiệm chi phí dài hạn mà còn giúp tăng hiệu quả kiểm soát môi trường nước – yếu tố then chốt trong việc nuôi tôm đạt năng suất cao.
>> Tham khảo hơn 10 mẫu bể composite nuôi cá, thủy sản phổ biến nhất tại Việt Phát.
Cấu tạo của bể composite nuôi tôm
Chất liệu chủ đạo tạo nên bể composite nuôi tôm là sự kết hợp giữa nhựa nền (resin) – thường là nhựa polyester hoặc nhựa vinylester – và sợi thủy tinh gia cường (fiberglass). Tỷ lệ pha trộn giữa nhựa và sợi được tính toán tối ưu nhằm đảm bảo tính ổn định cơ học mà vẫn giữ được trọng lượng nhẹ.
Sau khi trộn với tỷ lệ nhất định chúng sẽ trải qua quá trình tạo hình và gia cường, nhằm tạo tình cho bể. Ngoài 2 thành phần chính kể trên thì còn lớp phủ bề mặt, đây là lớp bảo vệ kết cấu bên trong khỏi hiện tượng lão hóa sớm, giữ cho bể luôn bền màu, sạch sẽ và thẩm mỹ theo thời gian.
Về thiết kế, bể composite nuôi tôm thường sẽ dốc dần về phần trung tâm. Thiết kế này sẽ chất thải của tôm sẽ tập trung vào một chỗ, giúp việc vệ sinh dễ dàng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, bể sẽ được trang bị một số thiết bị như sục khí, hệ thống quạt,… giúp duy trì môi trường sống ổn định cho tôm.
Ưu điểm của bể composite nuôi tôm
Trọng lượng nhẹ
So với các loại bể xi măng hoặc bể inox truyền thống, bể composite có trọng lượng nhẹ hơn từ 2 đến 5 lần. Nhờ được chế tạo từ nhựa polyester kết hợp sợi thủy tinh (fiberglass), loại vật liệu này vừa đảm bảo độ bền cơ học cao, vừa tối ưu về trọng lượng. Điều này giúp việc lắp đặt, di dời hoặc vận chuyển bể trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt phù hợp với các mô hình nuôi tôm quy mô vừa và nhỏ cần sự linh hoạt cao. Khả năng này còn giúp giảm thiểu chi phí thi công nền móng.
Bề mặt dễ vệ sinh
Một trong những ưu điểm nổi bật khác của bể nuôi tôm bằng composite là bề mặt nhẵn mịn, không thấm nước và không tạo điều kiện cho vi khuẩn, tảo hay sinh vật bám dính phát triển. Nhờ đó, việc vệ sinh bể trở nên nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về nhiễm khuẩn chéo trong các vụ nuôi liên tiếp.
Sản xuất bằng công nghệ hiện đại
Bể composite nuôi tôm được sản xuất bằng công nghệ đúc liền khối kết hợp với vật liệu nhựa composite cao cấp và quy trình gia công đạt chuẩn, đảm bảo tính kín nước tuyệt đối. Các lớp nhựa được kết hợp với sợi thủy tinh gia cường, tạo nên một kết cấu vững chắc, chống thấm và không bị rò rỉ dù sử dụng trong thời gian dài. Nhờ vào công nghệ gia công hiện đại, bể composite hoàn toàn có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của ngành nuôi trồng thủy sản.
Độ bền cao
Bể nhựa composite nuôi tôm có một tuổi thọ sử dụng rất cao, có thể lên đến 15–20 năm nếu sử dụng và bảo trì đúng cách. Khả năng chống ăn mòn hóa chất, chống tia UV, và chịu lực tốt giúp bể không bị hư hỏng trong điều kiện môi trường nước mặn hoặc tiếp xúc liên tục với ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, người nuôi có thể yên tâm sử dụng trong nhiều vụ nuôi mà không phải lo lắng về chi phí thay mới hay sửa chữa thường xuyên
Tại sao nên nuôi tôm trong bể composite
Phù hợp với quy mô vừa và nhỏ
Bể composite nuôi tôm là giải pháp tối ưu cho những mô hình nuôi trồng thủy sản quy mô vừa và nhỏ nhờ thiết kế linh hoạt, dễ lắp đặt và không chiếm nhiều diện tích. Với vật liệu composite các loại bể này có thể dễ dàng tùy chỉnh kích thước và hình dáng để phù hợp với mặt bằng từng trang trại, kể cả ở khu vực có điều kiện hạ tầng hạn chế.
Bể composite không gây ảnh hưởng môi trường sống của tôm
Với bề mặt nhẵn mịn, không phản ứng hóa học với nước mặn hoặc nước ngọt, bể nuôi tôm bằng composite giúp giảm thiểu tối đa sự phát sinh mầm bệnh, không làm thay đổi các chỉ số pH hay độ kiềm – những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Hơn nữa, chất liệu composite hoàn toàn không phát thải các chất độc làm ảnh hưởng đến tôm. Điều này giúp duy trì hệ vi sinh vật ổn định, tạo điều kiện lý tưởng để tôm phát triển nhanh và đồng đều.
Không yêu cầu nhiều thiết bị
Với khả năng giữ nhiệt và ổn định môi trường nước tốt, bể composite nuôi tôm giúp giảm đáng kể nhu cầu sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy sục khí. Do cấu trúc khép kín, khả năng chống thấm và giữ chất lượng nước tối ưu, các hệ thống nuôi tuần hoàn có thể tích hợp dễ dàng trong bể composite. Điều này giúp tối ưu hóa lợi nhuận, giảm chi phí điện năng và vận hành lâu dài, đặc biệt trong các mô hình nuôi tôm công nghệ cao hoặc nuôi tôm trong nhà.
Những lưu ý cần biết khi nuôi tôm trong bể composite
Khi nuôi tôm trong bể composite, có một số yếu tố kỹ thuật mà người nuôi cần đặc biệt lưu tâm để đảm bảo môi trường sống ổn định và tối ưu năng suất.
- Về thiết kế bể, bể cần có độ dốc giúp thu gom rác thải và chất thải của tôm hiệu quả. Việc thiết kế đáy bể đúng kỹ thuật không chỉ giúp giảm thiểu sự phát sinh của vi khuẩn gây bệnh mà còn góp phần duy trì chất lượng nước ở mức ổn định.
- Kích thước bể composite cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Bể phải có dung tích tối thiểu 5m³ để đảm bảo đủ không gian sống cho đàn tôm phát triển khỏe mạnh, đặc biệt khi nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú
- Ngoài ra, hệ thống thiết bị chuyên dụng như máy sục khí, máy cấp thức ăn tự động, và thiết bị đo các chỉ số nước (pH, nhiệt độ, độ mặn) là không thể thiếu trong mô hình nuôi tôm hiện đại bằng bể composite. Những thiết bị này giúp người nuôi chủ động kiểm soát môi trường nước, phát hiện sớm những biến động ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
- Chất lượng nước là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm. Do đó, cần theo dõi sát sao các chỉ số như pH, NH₃/NH₄⁺, DO (oxy hòa tan) và nhiệt độ nước, đồng thời tiến hành hút bùn, lọc nước và sử dụng chế phẩm sinh học để giữ cho nước trong bể luôn trong trạng thái tối ưu.
Báo giá bể composite nuôi tôm mới nhất 2025
Dưới đây là bảng giá bể composite dùng để nuôi tôm được cập nhật tháng 4/2025, bạn hãy tham khảo nhé
Sản phẩm | Đơn giá (đồng) |
Giá bể composite nuôi lươn 2000l | 3.600.000 |
Giá bể composite nuôi lươn 5000l | 5.000.000 |
Giá bể composite nuôi lươn 7000l | 8.000.000 |
Giá bể composite nuôi lươn 10000l | 13.000.000 |
Chú ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, chưa bao gồm phí vận chuyển, phí lắp đặt, thuế VAT. Để nhận được báo giá chính xác nhất bạn vui lòng liên hệ với Việt Phát Composite qua hotline 0969 883 186 để được báo giá chi tiết hơn.
Trên đây là bài viết chi tiết về sản phẩm bể composite nuôi tôm mà Việt Phát muốn gửi đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tự vận cụ thể hơn nhé.
Ngoài bể composite dùng để nuôi tôm, Việt Phát Composite còn cung cấp các sản phẩm như:
Thông tin liên hệ của Việt Phát Composite
- Văn phòng: Số 10 Ngõ 53/59/50 Ngọa Long, P. Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Xưởng sản xuất: Cầu Đường Phương Trạch, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội
- ĐT : 0969 883 186
- KD 1 : 0921.112.118 Ms Hien
- KD 2 : 0988.028.456 Ms Tuyet
- Email: cuong.vietphat1@gmail.com